Phương pháp giáo dục Montessori bắt nguồn từ đâu?

Ngày đăng: 11/07/2021 03:05 PM

    Nguồn gốc của phương pháp giáo dục Montessori

    Maria Montessori(1870-1952) sinh ra tại Italy. Năm 26 tuổi, bà trở thành vị nữ bác sĩ đầu tiên của nước này, năm 1899 trở thành Hiệu trưởng trường quốc lập dành cho trẻ em chậm phát triển tại Rome, bắt đầu xây dựng nên những phương pháp giáo dục cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ một cách có tổ chức và hệ thống. Hai năm sau, việc làm của bà đã gặt hái được những bước tiến đáng kinh ngạc : những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ này đã vượt qua được kì thi dành cho trẻ em bình thường ở Rome.Maria Montessori

    Năm 1907, Maria Montessori (gọi tắt là Montessori) nhận ủy thác xây dựng nên ngôi trường dành cho trẻ em “Children’s House” (nơi thu nhận những trẻ từ 2 – 6 tuổi, có cuộc sống khó khăn, cha mẹ không quan tâm chăm sóc). Vỏn vẹn trong vòng 1 năm, mọi người đã nhận ra rằng, những đứa trẻ ở “Children’s House” đều hết sức lễ phép, gọn gàng, sạch sẽ, trẻ 4 – 5 tuổi đã có thể đọc sách, viết văn, thậm chí biết làm tính. Trong một lần kiểm tra thành tích của chúng còn tương đương với thành tích của một học sinh lớp 3.

    Thành tích đáng nể của những đứa trẻ này đã trở thành một sự kiện bấy giờ, ngày càng nhiều người chú ý đến thành quả giáo dục phi thường của “Children’s House”. Montessori trở thành một nhân vật gây chấn động trong giới giáo dục thời đó. Những phương pháp bà áp dụng trong “Children ‘s House” cũng từ đó mà được truyền bá rộng rãi ở phương Tây.

    Những năm tháng sau này, bà nhận được rất nhiều lời mời từ các tổ chức giáo dục trên khắp thế giới, bà đã tiến hành giảng dạy, viết bài và đào tạo ở cả Châu Âu, Ấn Độ và Mỹ, không ngừng mở ra những ngôi trường Montessori trên khắp Italy và các nước khác. Đồng thời, những tác phẩm nghiên cứu của bà được dịch sang 37 thứ tiếng, phương pháp giáo dục của bà đã được phổ cập trên 110 quốc gia, và cũng nhờ những đóng góp cống hiến lớn lao của bà cho sự nghiệp giáo dục mầm non, bà đã 3 lần được đề cử giải Nobel.

    Nguyên tác giáo dục của phương pháp Montessori

    Trong quá trình trưởng thành trẻ chưa hẳn có ý thức được nhu cầu nội tại của bản thân, người lớn cũng không biết cách giải thích cho chúng thế nào, do đó cuộc sống của trẻ ở nhà và ở trường rất có khả năng sẽ nảy sinh những trường hợp nhầm lẫn, ngăn trở sự phát triển của trẻ nhỏ.

    Qua quá trình nghiên cứu triệt để những nhu cầu bên trong nhất, sâu nhất ở giai đoạn đầu tiên của trẻ nhỏ, chúng ta mới biết rằng: muốn loại bỏ tình huống nêu trên, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ thì cần phải giải phóng trẻ.

    Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp giáo dục Montessori:

    1. Phát hiện và tận dụng tiềm lực của trẻ
    2. Cha mẹ cần trở thành nhà giáo dục thông thái
    3. Tôn trọng tính cách của trẻ 
    4. Tạo cho trẻ một môi trường thích hợp
    5. Học cách quan sát trẻ
    6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ
    7. Không có độc lập sẽ không có tự do
    8. Tin tưởng vào việc tự giáo dục ở trẻ
    9. Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ
    10. Không nên sợ trùng lặp
    11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt
    12. Giáo dục là không chờ đợi

    Kết luận

    Phương pháp giáo dục Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Qua đó trẻ tự lập, tự khám phá và tự sửa sai.

    Với phương pháp giáo dục sớm này, người lớn không can thiệp quá nhiều đối với trẻ, đặc biệt là việc áp đặt tư tưởng, quan niệm, cách nhìn của mình với bé. Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức.

    Nguồn: NXB Phụ nữ

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline