Từ khi sinh ra cho đến khi đứa trẻ lên 3 tuổi, hệ thần kinh sẽ dần được phát triển, vì vậy điều quan trọng trong suốt giai đoạn này là chúng cần có cơ hội để thực hành các hoạt động phát triển các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vận động tinh/ thô, ngôn ngữ và nhiều hoạt động khác. Đồ chơi tháp xếp chồng là một trong công cụ tuyệt vời giúp trẻ luyện tập những kỹ năng này. Hãy cùng xem đồ chơi xếp chồng giúp trẻ phát triển như thế nào nhé!
1.Kỹ năng vận động tinh - Trẻ mới biết bò/ đi rất thích nhặt và xếp đồ, hoạt động này giúp trẻ học kỹ năng quan trọng là thực hiện các cử động nhanh nhẹn của ngón cái và ngón trỏ để cầm nắm đồ vật. Trẻ sẽ học cách di chuyển, sắp xếp, vặn vít bất kỳ đồ vật nào để đạt được nhiệm vụ mong muốn. Từ đây, trẻ bắt đầu hiểu thế giới, giống như chúng sẽ làm quen với hình dạng, kích thước, trọng lượng, chiều cao, màu sắc, kết cấu, trình tự và so sánh của các đồ vật.
2.Phối hợp tay và mắt - Việc xếp chồng giúp trẻ hình dung đồ vật và nhận thông tin từ mắt về cách di chuyển tay và đồ vật liên quan đến cơ thể và các bộ phận khác để đặt chúng một cách có hệ thống. Đặt các đối tượng chồng lên nhau hoặc xếp với nhau cho phép chúng học cách cân bằng các đối tượng để đồ chơi không bị lật/ đổ.
3.Kỹ năng vận động tổng hợp- Trong khi xếp, trẻ cần ngồi và cân bằng các cơ cốt lõi để cử động tay một cách tự do. Hoạt động này sẽ giúp trẻ thành thạo khả năng điều khiển chuyển động cơ thể phối hợp với hoạt động xếp chồng.
4.Kỹ năng sáng tạo - Trẻ sẽ chỉ cho bạn nhiều cách khác nhau để chơi với đồ chơi! Trẻ sẽ đeo những chiếc vòng làm vòng đeo tay hoặc đơn giản là trẻ sẽ lăn những chiếc vòng và xem nó đi được bao xa! Bằng cách này, khả năng tưởng tượng của trẻ sẽ được mở rộng! Kỹ năng này sẽ giúp trẻ trở nên thông minh và thích nghi với những thay đổi trong tương lai!
5.Kỹ năng xã hội- Là cha mẹ, chúng ta nên khuyến khích trẻ chơi với bạn bè của chúng! Việc xây dựng các khối cùng nhau sẽ giúp đứa trẻ học những điều mới chỉ đơn giản bằng cách quan sát những đứa trẻ khác. Chúng sẽ học cách chia sẻ đồ chơi của chúng với những đứa trẻ khác, làm việc theo nhóm, thay phiên nhau và các kỹ năng giao tiếp.
6.Giải quyết vấn đề- Xếp một tòa tháp là một thách thức đối với trẻ em. Trẻ sẽ sử dụng phương pháp thử và sai để làm cho các khối phù hợp với các khối khác và cân bằng chúng! Trẻ sẽ học cách giải quyết vấn đề nếu bất kỳ vòng nào không vừa vặn và thử lại để vừa với các vòng.
6.Trí tuệ không gian-Để hình thành các cấu trúc khác nhau, trẻ hình dung cách đặt mỗi vòng trong mối quan hệ với các vòng khác. Hoạt động này sẽ giúp đứa trẻ nhận thức mọi thứ và kết hợp nó một cách dễ dàng!
7.Kỹ năng ngôn ngữ- Chúng ta có thể giới thiệu các từ khác nhau như “chúng ta sẽ đặt chiếc vòng màu xanh lên trên chiếc vòng màu đỏ” hoặc “Chiếc vòng màu vàng nhỏ hơn chiếc vòng màu xanh lá cây” hoặc “chúng ta đã xếp chồng lên nhau 3 chiếc vòng”… Thông qua đó, trẻ lắng nghe và học được các từ ngữ về màu sắc, xác định vị trí như trên hoặc dưới, so sánh các đối tượng như cái này lớn hơn cái kia hoặc tập đếm các chiếc vòng.
Những lợi ích trên đã chứng tỏ rằng bất kì một đứa trẻ nào cũng cần có cơ hội được thử và chơi với tháp xếp chồng, thật đáng tiếc nếu như trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ trôi qua mà chưa được trải nghiệm món đồ chơi này. Hiện nay, đồ chơi xếp chồng có rất nhiều mẫu mã và chất liệu đa dạng trên thị trường. Ba mẹ hãy tìm hiểu và tặng cho bé một bộ nhé!
Dịch và chỉnh sửa: Bao Ngon Toys